Top 8 bệnh xã hội thường gặp và nguy hiểm và khó chữa nhất
Bệnh xã hội là vấn đề nhức nhối đang nhận được sự quan tâm của toàn cầu bởi nó gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của chính bản thân và bạn tình khi có tiếp xúc quan hệ tình dục không an toàn. Căn bệnh xã hội nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra rất nhiều các biến chứng mà nó gây ra thậm chí đến tính mạng của người bệnh khi để tình trạng bệnh kéo dài. Người bị bệnh xã hội thường bị người thân bạn bè xa lánh vì sợ lây nhiễm cho họ nên thường có tâm lý lo sợ và trốn tránh đi kiểm tra khi nghi ngờ mắc phải bệnh xã hội. Để hiểu rõ các thông tin về bệnh xã hội như nào thì mời bạn đọc qua nội dung bài viết sau đây.
Bệnh xã hội là gì
Bệnh xã hội (Social Disease) là thuật ngữ chuyên dụng được dùng trong y khoa để chỉ những bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng trong cộng đồng và gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bệnh xã hội có thể truyền nhiễm nhanh chóng từ người này sang người khác qua nhiều con người. Tuy nhiên, đường tình dục vẫn là con đường lây nhiễm bệnh xã hội nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Bất kỳ ai cũng có khả năng bị mắc bệnh xã hội. Tuy nhiên, thường bệnh hay mắc phải ở những người trong độ tuổi sinh sản hay ở một số những đối tượng sau:
Các đối tượng dễ mắc phải bệnh xã hội
- Những người có quan hệ tình dục với gái mại dâm, với người đồng tính, luyến ái.
- Nam nữ có số lượng bạn tình nhiều, thường xuyên qua đêm với nhiều người khác nhau.
- Những người có hành động tiêm chích ma túy hay bị mắc bệnh thế kỷ HIV/ AIDS.
- Người có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu.
- Trẻ vị thành niên thiếu kiến thức về sức khỏe giới tính.
- Nam nữ không sử dụng bao cao su để phòng tránh khi có quan hệ tình dục.
- Những người bị bệnh nền như: viêm gan B, viêm gan C,… cũng là những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh xã hội không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hiện nay, bệnh đang lo mối lo ngại của toàn thế giới bởi nó gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Trong một số trường hợp bệnh xã hội nếu như không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào.
Nguyên nhân gây bệnh xã hội thường gặp
Nguyên nhân bệnh xã hội thường thấy nhất đó chính là do virus, vi khuẩn gây nên. Tương ứng với loại bệnh xã hội mà người bệnh mắc phải mà sẽ có tác nhân gây bệnh tương ứng. Chủ yếu các loại virus, vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập vào trong cơ thể bằng những hình thức sau:
Qua quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục chính là con đường chính khiến cho bệnh xã hội có tốc độ lây nhiễm chóng mặt như ngày nay. Bởi virus, vi khuẩn gây bệnh xã hội thường có nhiều ở trong cơ quan sinh dục nam và nữ giới. Vì vậy, khi có quan hệ tình dục không có bao cao su để phòng tránh thì tiếp xúc trực tiếp giữa dương vật vào âm đạo đã gây truyền nhiễm bệnh.
Hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh xã hội hiện nay đến 90% là do quan hệ tình dục không an toàn gây nên. Như vậy có thể thấy rằng: Đường tình dục chính là con người lây lan bệnh chính làm cho tỷ lệ người mắc bệnh xã hội càng ngày càng cao như ngày nay.
Qua di truyền từ mẹ sang con
Trong quá trình mang thai nếu như người mẹ phát hiện ra mình bị mắc bệnh xã hội thì khả năng thai nhi bị nhiễm bệnh là rất cao. Lúc này, thai nhi có thể lây nhiễm ngay từ trong bụng mẹ hoặc có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với âm đạo người mẹ khi sinh thường.
Thai nhi bị truyền nhiễm bệnh xã hội từ mẹ thì khi đẻ ra sẽ thường bị dị tật hoặc sẽ phát triển không được bình thường như những em bé khác. Trong một số trường hợp không may mắn, thai nhi thậm chí còn có nguy cơ bị tử vong ngay sau khi sinh bởi hệ miễn dịch đã bị vi khuẩn hoặc virus tấn công gây suy yếu nặng nề.
Qua đường máu
Quá trình nhận máu từ người khác mà chủ quan không làm xét nghiệm sàng lọc kỹ càng thì sẽ gián tiếp bị lây nhiễm bệnh. Bởi vi khuẩn gây bệnh xã hội thường tồn tại khá nhiều ở trong máu. Khi này, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Thống kê cho thấy, con đường lây nhiễm bệnh xã hội này thường không cao. Phần lớn trước khi tiến hành truyền máu cho bệnh nhân thì bác sĩ đều sẽ kiểm tra thật kỹ càng.
Qua tiếp xúc với những vết thương hở trên da của người bệnh
Một số bệnh xã hội sau khi hết thời gian ủ bệnh sẽ có những biểu hiện là những tổn thương ra bên ngoài da cơ thể. Khi này, việc có những tiếp xúc không không may với người bệnh chạm vào những tổn thương này thì sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Qua dùng chung đồ đạc cá nhân
Nguyên nhân gây bệnh xã hội mà bạn không ngờ tới nhất đó chính là sử dụng chung quần lót, bàn chải đánh răng, kim tiêm, khăn mặt, khăn tắm, dao cạo râu, quần áo bơi, bồn tắm… cũng là một trong những con đường truyền nhiễm bệnh nhanh chóng. Bởi vi khuẩn, virus gây bệnh có thể trú ngụ ở trong những vật dụng đó, nếu có quá trình dùng chung những vật dụng này thì khả năng lây nhiễm bệnh là rất cao.
Dù là theo bất cứ hình thức nào thì người bệnh cũng cần phải hết sức lưu ý nguyên nhân gây bệnh để tránh bệnh lây lan nhanh chóng trong xã hội.
Các bệnh xã hội thường gặp và dấu hiệu nhận biết bệnh xã hội
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Trên thế giới có khoảng 20 loại bệnh xã hội với mức độ nguy hiểm mỗi bệnh mỗi khác. Tiêu biểu một số bệnh xã hội phổ biến chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao như:
1. Bệnh xã hội nguy hiểm - Bệnh giang mai (nam và nữ giới)
Bệnh giang mai là bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema Pallidum gây ra. Bệnh giang mai được xếp hạng 2 trong danh sách các bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay, mức độ nguy hiểm của bệnh chỉ đứng sau bệnh HIV/AIDS. Xoắn khuẩn giang mai khi xâm nhập vào trong cơ thể thì sẽ gây ra những tổn thương trên da, trên bộ phận sinh dục. Nặng hơn thì sẽ là những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến não, đến tim, đến các cơ quan trong cơ thể.
Bệnh giang mai trung bình sẽ tiến triển qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Cụ thể những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai qua từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn khởi phát
- Đây là giai đoạn mà xoắn khuẩn giang mai bắt đầu có những khởi phát triệu chứng ra bên ngoài sau khoảng 3 – 4 tuần ủ bệnh.
- Khi này trên bề mặt da của người bệnh bắt đầu nổi lên những vết loét nhỏ, nhẵn, khô, có màu đỏ nhạt hay màu hồng và có ranh giới rõ ràng gọi là săng giang mai. Săng giang mai có hình tròn hoặc hình dầu dục với kích thước khoảng từ 0,3 – 3cm, không gây ngứa và không gây đau và không có mủ.
- Biểu hiện săng giang mai giai đoạn 1 thường xuất hiện ở ngay tại vị trí có tiếp xúc với mầm bệnh. Chủ yếu hay nổi lên ở: rãnh quy đầu, dương vật, bìu đối với nam giới và cổ tử cung, môi lớn, môi bé, âm đạo đối với nữ giới.
- Ngoài ra, săng giang mai cũng có thể xuất hiện ở một số vị trí như: hậu môn, trực tràng, đùi, miệng, môi, lưỡi,…
- Sau khoảng 3 – 5 ngày kể từ khi săng giang mai xuất hiện thì người bệnh sẽ nổi hạch giang mai. Giang mai giai đoạn khởi phát rất dễ lây nhiễm bệnh sang cho người khác.
- Những tổn thương của săng giang mai sau khoảng 3 – 6 tuần sẽ tự lành lại và biến mất mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh đã biến mất.
Giai đoạn 2 (giai đoạn phát triển)
- Sau khi giai đoạn 1 của bệnh giang mai kết thúc được khoảng 4 – 10 tuần thì bệnh giang mai sẽ bước sang giai đoạn 2.
- Biểu hiện của giang mai giai đoạn 2 đó là sự xuất hiện của những vết loét có màu đỏ, nâu, hồng trông giống như cánh hoa anh đào gọi là sẩn giang mai.
- Sẩn giang mai có chứa nhiều dịch mủ và xoắn khuẩn nên giang mai giai đoạn này có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất lớn.
- Tổn thương giang mai ở giai đoạn 2 thường xuất hiện tại một số vị trí như: ngực, bụng, khoang miệng, mắt, lòng bàn tay, bàn chân của người bệnh.
- Bên cạnh những triệu chứng gần như phát ban, người mắc bệnh giang mai còn có biểu hiện toàn thân như: sốt, nổi hạch bạch huyết, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, đau đầu, đau họng, sụt cân,…
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 2 sau khoảng vài tuần nếu như không chữa trị thì cũng có thể tự khỏi. Khi này người bệnh cứ nghĩ là mình đã khỏi bệnh nhưng thực chất là xoắn khuẩn đang tấn công mạnh mẽ vào cơ thể.
Giai đoạn 3 (giai đoạn tiềm ẩn)
- Sau khi giai đoạn 2 kết lúc thì bệnh giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn 3.
- Giang mai giai đoạn tiềm ẩn sẽ không có bất kỳ triệu chứng và triệu chứng cụ thể nào cả. Hơn nữa, bệnh giai đoạn này cũng không dễ lây nhiễm như 2 giai đoạn trước.
- Người bị mắc bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn thường chủ quan nghĩ là mình đã khỏi bệnh nên không đi khám chữa và điều trị. Tuy nhiên, thực tế là bệnh đang ủ để chuẩn bị bùng lên phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn sau
Giai đoạn cuối
- Giai đoạn cuối xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập sâu vào trong cơ thể. Khi này chúng lây lan sang và tấn công mạnh mẽ sang các cơ quan khác trong cơ thể gây tổn thương não, hệ thần kinh, hệ thống tim mạch, hệ thống xương khớp,…
- Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn cuối đó là: dáng đi bất thường, đau đầu, mù lòa, tê tứ chi, mất tập trung, mất trí nhớ,…
- Bệnh giang mai giai đoạn cuối được xem là giai đoạn nguy hiểm nhất. Khi này xoắn khuẩn tấn công mạnh mẽ vào các cơ quan, người bệnh thậm chí có thể bị tử vong, đột quỵ.
- Theo khảo sát và thống kê sẽ có khoảng 15 – 30% trường hợp người bệnh mắc giang mai chuyển sang giai đoạn cuối.
- Bệnh giang mai là bệnh xã hội rất nguy hiểm, vì vậy bệnh cần phải được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
2. Bệnh lậu
Bệnh lậu là bệnh xã hội phổ biến chiếm số lượng người mắc bệnh cao trong top danh sách những bệnh xã hội thường gặp. Nguyên nhân chính gây bệnh lậu đó là do vi khuẩn song cầu lậu Neisseria Gonorrhoeae gây nên. Vi khuẩn này có thể lây nhiễm vào trong cơ thể người bệnh qua nhiều con đường, trong đó con đường lây nhiễm nhanh chóng nhất là đường tình dục.
Bệnh lậu có thời gian ủ bệnh từ 3 – 10 ngày. Tùy thuộc vào cơ địa cũng như giới tính mà thời gian ủ bệnh ngắn hay dài khác nhau. Thường bệnh lậu có thời gian ủ bệnh ngắn, sau khi hết thời gian ủ bệnh thì sẽ có những triệu chứng và biểu hiện để nhận biết như:
Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới
- Khí hư có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, ra với số lượng nhiều kèm theo mùi hôi tanh khó chịu.
- Hiện tượng đi tiểu nhiều, tiểu buốt, bí tiểu, nước tiểu nóng rát và có mùi khai.
- Xuất huyết âm đạo bất thường mà không phải trong thời gian có kinh nguyệt.
- Quan hệ tình dục đau rát, đau bụng dưới, đau lưng, đau vùng chậu.
- Khi đi thăm khám soi tử cung sẽ thấu cổ tư cung bị phù nề, sưng đỏ kèm theo nhiều mủ trắng.
Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới thường không rõ ràng. Hơn nữa, những biểu hiện và triệu chứng của bệnh hay dễ bị nhầm làn với bệnh phụ khoa.
Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
- Triệu chứng tiểu tiện bất thường, tiểu nhiều lần trong một ngày, tiểu đau buốt, nóng rát.
- Dương vật chảy mủ vàng hoặc xanh, đôi khi còn kèm theo máu. Càng nhiễm trùng nặng thì tình trạng dương vật chảy mủ sẽ càng ngày càng nhiều.
- Có cảm giác sưng đau ở niệu đạo, tinh hoàn, dương vật, bìu.
- Quan hệ đau đớn, thậm chí còn có hiện tượng xuất tinh ra máu.
Dấu hiệu bệnh lậu ở cả nam và nữ
- Bệnh lậu ở miệng gây đau họng, viêm amidan, cổ họng sưng đỏ, đau mỗi khi ăn uống, viêm và mưng mủ.
- Bệnh lậu ở hậu môn gây khó khăn mỗi lần đi cầu, hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu vô cùng.
- Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, suy nhược, thiếu sức sống, chán ăn, sức khỏe suy giảm,…
Bệnh lậu chính là nguyên nhân gây ra các bệnh nam khoa, phụ khoa khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Hơn nữa, bệnh còn gây nên những tác hại khôn lường khác. Bệnh nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản ở cả nam và nữ.
3. Bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà do chủng virus có tên khoa học là Human Papilloma Virus (HPV) gây nên, cụ thể hơn đó là virus HPV -6 và HPV -11. Bệnh sùi mào gà cũng được đánh giá là bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay.
Thời gian ủ bệnh của bệnh sùi mào gà thường từ 3 tuần đến 9 tháng. Sau khi hết thời gian ủ bệnh thì bệnh sẽ xuất hiện ra bên ngoài những triệu chứng và dấu hiệu để nhận biết như sau:
- Giai đoạn đầu bệnh sùi mào gà thường có những biểu hiện là những nốt sùi với kích thước nhỏ khoảng từ 1 – 3mm nổi lên trên cơ thể. Khi mới xuất hiện mụn sùi mào gà thường mọc rải rác và li ti, không gây đau và không gây ngứa. Tuy nhiên, khi chạm vào thì chúng dễ bị chảy máu.
- Giai đoạn nặng các nốt mụn sùi mào gà sẽ mọc lên dày đặc hơn. Khi này, chúng sẽ liên kết lại với nhau tạo thành từng mảng sùi lớn lớn. Giai đoạn nặng sùi mào gà gây ngứa, gây đau và rất dễ chảy máu và mủ
- Thông thường bệnh sùi mào gà thường xuất hiện ở một số vị trí như: Bìu, dương vật, rãnh quy đầu, niệu đạo, quy đầu, bẹn, đùi, hậu môn đối với nam giới và ở môi lớn, môi bé, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, hậu môn đối với nữ giới.
- Khi có quan hệ tình dục qua đường miệng thì người bệnh sẽ bị mắc sùi mào gà ở miệng với biểu hiện: nổi mụn ở khoang miệng, môi, mép, lưỡi. Triệu chứng sùi mào gà ở miệng thường giống với hiện tượng nhiệt miệng.
- Biểu hiện của bệnh sùi mào gà còn là hiện tượng quan hệ tình dục khó khăn khiến cho chất lượng tình dục bị suy giảm.
So với những bệnh xã hội khác thì bệnh sùi mào gà không gây nguy hiểm bằng. Tuy nhiên, u nhú và mụn thịt sùi mào gà sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, gây tâm lý mặc cảm và tự ti cho người mắc bệnh. Hơn nữa, virus HPV trong một số trường hợp biến chứng thành ung thư tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, ung thư dương vật,… gây nguy hiểm lớn tới sức khỏe và tính mạng của người mắc bệnh.
4. Bệnh mụn rộp sinh dục - Bệnh xã hội ở nam và nữ giới
Bệnh mụn rộp sinh dục cũng là một trong những bệnh xã hội phổ biến không thể nào không nhắc đến trong danh sách các bệnh xã hội. Cũng giống như những bệnh xã hộI khác thì đây cũng là một loại bệnh nguy hiểm có khả năng lây nhiễm nhanh chóng trong xã hội. Thủ phạm chính gây nhiễm khuẩn đường sinh dục đó chính là do Virus Herpes Simplex (HSV) gây nên, cụ thể hơn đó là chủng loại virus HPV 1 và HPV 2.
Không khác những bệnh xã hội khác, bệnh mụn rộp sinh dục cũng chế yếu lây nhiễm qua những những con đường chính như trong phần nguyên nhân có chia sẻ. Nếu như bệnh giang mai hay sùi mào gà có thời gian ủ bệnh lâu thì mụn rộp sinh dục giống như bệnh lậu, có thời gian ủ bệnh ngắn khoảng từ 2 – 7 ngày kể từ khi virus bắt đầu xâm nhập vào trong cơ thể.
Sau khi hết thời ủ bệnh người bệnh có xuất hiện ra bên ngoài một số những triệu chứng bệnh điển hình như:
- Tại bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng hay nơi tiếp xúc với mầm bệnh nổi lên những nốt mụn nước như hạt tấm hoặc hạt kê.
- Các nốt mụn rộp sinh dục có xu hướng vỡ ra gây chảy máu và lở loét, làm tăng khả năng viêm nhiễm.
- Cơ quan sinh dục sưng tấy đỏ, nóng rát, ra nhiều dịch niệu đạo và dịch âm đạo kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Có cảm giác đau mỗi khi có quan hệ tình dục, đau bụng dưới, đau xương chậu.
- Nam nữ xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như: chán ăn, nổi hạch, đi tiểu đau đớn, cơ thể mệt mỏi, bị suy nhược, đau nhức cơ, ớn lạnh, đau đầu, sốt,…
Virus HSV khi xâm nhập vào trong cơ thể thì sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Vì vậy bệnh cần phải được điều trị nhanh chóng. Bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh khi xuất hiện sẽ gây ra rất nhiều trở ngại ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, bệnh còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.
5. Bệnh hạ cam
Bệnh hạ cam là bệnh lý nhiễm trùng gần tương tự như bệnh giang mai và bệnh herpes sinh dục. Bệnh hạ cam có thể mắc phải ở bất kỳ đối tượng nào không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, những người đó đời sống tình dục phóng túng, có quan hệ tình dục không an toàn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Nguyên nhân gây bệnh hạ cam đó là do vi khuẩn Haemophilus ducreyi gây nên.
Kể từ khi vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể thì bệnh hạ cam sẽ có thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 – 10 ngày. Ở giai đoạn ủ bệnh thì hầu như người bệnh sẽ không có bất kỳ một triệu chứng hay biểu hiện nào cả. Sau khi hết thời gian ủ bệnh, vi khuẩn tấn công mạnh mẽ gây ra những triệu chứng của bệnh như sau:
- Tại vị trí như: Bao quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, niệu đạo, môi lớn, môi bé, âm vật, tiền đình âm đạo, cổ tử cung, xuất hiện những nốt sẩn nhỏ, mềm, xung quanh có nhiều quầng đỏ.
- Sau khoảng 1 đến 2 ngày thì chúng thường sẽ vỡ ra gây viêm loét, viêm nhiễm, sưng đau cho vị trí nhiễm bệnh.
- Biểu hiện của bệnh hạ cam tương tự bệnh giang mai, đó cũng là hiện tượng nổi săng và hạch. Săng hạ cam là những nốt sẩn mềm, kích thước khoảng từ 1 – 2cm, bề mặt có nhiều mủ vàng.
- Khi không được chữa trị thì sẩn sẽ vỡ ra thành vết loét, để ý sẽ thấy bề mặt của chúng không hề bằng phẳng, có nhiều chồi thịt. Khác với bệnh giang mai, những vết loét của bệnh hạ cam sẽ tồn tại trong nhiều tháng.
- Tại khu vực phát bệnh bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn khó chịu vô cùng.
- Bệnh nhân bị mắc bệnh hạ cam còn có hiện tượng: sốt nhẹ, đau khi giao hợp,…
Những vết loét của bệnh hạ cam nếu như không được chữa trị kịp thời sẽ nhanh chóng lây lan sang những khu vực khác làm tăng nguy cơ bội nhiễm dẫn đến hoại tử. Từ đó, cơ quan sinh dục có nguy cơ bị viêm nhiễm nặng nề. Hơn nữa, bệnh cũng có thể là nguyên nhân lây nhiễm các bệnh xã hội khác như: giang mai, sùi mào gà, lậu hay thậm chí là cả bệnh HIV/AIDS.
6. Bệnh Chlamydia
Bệnh Chlamydia là bệnh nhiễm khuẩn do thủ phạm gây bệnh là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây nên. Đây là một trong những bệnh xã hội điển hình có thể xuất hiện ở cả nam và nữ và gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho cơ quan sinh sản.
Thông thường bệnh Chlamydia sẽ không có những triệu chứng và biểu hiện cụ thể. Hơn nữa, những biểu hiện và triệu chứng của bệnh khá giống với nhiều bệnh lý khác, ví dụ như bệnh viêm đường tiết niệu nên rất khó để nhận biết. Tuy nhiên, người bệnh sau khoảng 1 – 3 tuần ủ bệnh thì người bệnh cũng có thể nhận biết bệnh qua một số những triệu chứng điển hình như:
- Tại cơ quan sinh dục ra nhiều dịch âm đạo và dịch niệu đạo, chúng thường ở dạng là những chất dịch nhầy, nhớt kèm theo sự biến đổi về màu sắc và gây mùi hôi tanh.
- Xuất hiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, gặp khó khăn mỗi lần đi tiểu, tiểu đau rát, khó chịu.
- Bộ phận sinh dục đau đớn, đau buốt, sưng tấy và nóng rát, đặc biệt là có cảm giác ngứa ngáy khó chịu vô cùng.
- Đau bụng, đau khi giao hợp, sốt, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ,…
- Bệnh Chlamydia gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, là một trong những nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn. Phụ nữ mắc bệnh có nguy cơ cao bị mang thai ngoài tử cung, sinh non, thai nhi dễ bị viêm phổi, nhiễm trùng mắt,…Vì vậy, người mắc bệnh không nên chủ quan.
Để chuẩn đoán chính xác mình có mắc bệnh hay không thì những thăm khám bằng mắt thường thôi là chưa đủ. Khi này, người bệnh nên đi đến những cơ sở y tế để tiến hành những xét nghiệm để chẩn đoán bệnh được chính xác nhất.
7. Bệnh HIV/AIDS
Bệnh HIV/AIDS chính là hội chứng nhiễm virus làm suy giảm miễn dịch ở người do virus HIV ((Human Immunodeficiency Virus) gây nên. Bệnh lây nhiễm qua 3 con đường chính đó là: đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con. Người bị nhiễm bệnh HIV sẽ có những triệu chứng bệnh theo 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn khỏi phát
Đây là giai đoạn mà virus mới xâm nhập vào cơ thể, khi này chúng sẽ nhân số lượng lên và phát triển nhanh chóng.
Người bệnh kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh sau khoảng 2 – 4 tuần sẽ bắt đầu có triệu chứng: ho, sốt, cơ thể nổi hạch, phát ban, cân nặng suy giảm, đau đầu, buồn nôn, đau mỏi, cơ,…
Những biểu hiện của bệnh HIV giai đoạn đầu thường giống với bệnh cảm cúm nên người bệnh thường chủ quan và không biết là mình đã nhiễm bệnh.
Giai đoạn mãn tính
- Giai đoạn này virus gây bệnh đã tấn công mạnh mẽ và ăn sâu vào hệ miễn dịch. Khi này, bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể.
- Cơ thể nổi hạch bạch huyết ở trong cơ thể giai đoạn này thường xuyên bị viêm nhiễm do phải hoạt động quá nhiều để bảo vệ cơ thể.
- Giai đoạn mãn tính có thể kéo dài từ vài năm cho đến 20 năm tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Giai đoạn AIDS
Đây là giai đoạn mà bệnh gây nên những hậu quả nặng nề đến cơ thể. Khi này, virus tấn công làm suy giảm và vô hiệu hóa đi hệ miễn dịch trong cơ thể. Từ đó, cơ thể bị nhiễm trùng nặng nề do vi khuẩn gây nên.
- Biểu hiện của bệnh AIDS là người bệnh bị suy giảm miễn dịch dẫn đến bệnh lao, phổi, ung thư hạch bạch huyết, zona thần kinh,…
- Người bệnh bị sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, cơ thể dễ bị nhiễm trùng.
- Người bị AIDS giai đoạn cuối có thể bị tử vong bất cứ lúc nào.
Bệnh HIV/AIDS là bệnh nguy hiểm nhất trong danh sách các bệnh xã hội. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh hiện nay đều chỉ có thể dùng thuốc để kéo dài thời gian sống. Bởi hiện nay y khoa chưa phát minh ra được phương pháp để điều trị tận gốc và hoàn toàn bệnh lý này.
8. Bệnh viêm niệu đạo không do lậu
Viêm niệu đạo (hay còn gọi là urethritis) là tình trạng viêm nhiễm trong niệu đạo, ống dẫn nối bộ phận ngoài của bàng quang đến vùng đầu của dương vật ở nam giới. Bệnh viêm niệu đạo có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không nhất thiết phải do lậu (bệnh lây truyền qua đường tình dục). Dưới đây là một số nguyên nhân khác có thể gây ra viêm niệu đạo:
- Nhiễm trùng nấm: Một số loại nấm như Candida albicans có thể gây nhiễm trùng niệu đạo, đặc biệt ở nam giới. Đây thường không phải là bệnh lậu mà là kết quả của sự tăng trưởng quá mức của nấm trong khu vực niệu đạo.
- Nhiễm trùng vi khuẩn khác: Ngoài chlamydia và gonorrhea (lậu), nhiều vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm niệu đạo, chẳng hạn như vi khuẩn E. coli gây ra nhiễm trùng đường tiểu.
- Kéo dãn niệu đạo: Việc kéo dãn niệu đạo có thể gây ra viêm nhiễm. Điều này có thể xảy ra do sử dụng các dụng cụ cứng, các hoạt động tình dục mạnh bạo, hay các thủ thuật y tế.
- Dị ứng hoặc tác động hóa học: Một số sản phẩm dùng cho vùng kín như các loại xà phòng, kem bôi, gel bôi trơn hoặc các chất hóa học khác có thể gây kích ứng và viêm nhiễm niệu đạo.
- Sự tự nhiên của cơ thể: Đôi khi, cơ thể có thể tự mắc phải viêm niệu đạo mà không cần đến tác nhân gây nhiễm trùng từ bên ngoài.
- Bệnh tăng acid uric: Một số người bị bệnh tăng acid uric có thể phát triển viêm niệu đạo do tác động của tình trạng bệnh lý này.
- Sử dụng catheter: Viêm niệu đạo có thể xảy ra sau khi sử dụng catheter để đặt vào bàng quang thông qua niệu đạo.
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc phải viêm niệu đạo hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Bệnh xã hội có nguy hiểm không?
Bệnh xã hội là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, các biến chứng của bệnh xuất hiện gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mắc bệnh.
Gây suy giảm chức năng sinh sản
Bệnh xã hội nếu như không được chữa trị kịp thời sẽ rất dễ lây nhiễm ngược sang các bộ phận khác trong cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Khi này, người bệnh rất dễ bị mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa như: viêm âm đạo, viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm tinh hoàn, viêm niệu đạo, viêm ống dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt,…
Bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa và nam khoa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản. Bệnh thậm chí còn là một trong những nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn nên người bệnh tuyệt đối không được phép chủ quan.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh
Phần lớn các bệnh xã hội đều biểu hiện bệnh ra bên ngoài. Do đó nó gây mất thẩm mỹ, khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng mặc cảm, tự ti và xấu hổ khi mắc phải. Người bị mắc bệnh xã hội thường hay bị mọi người xa lánh dẫn đến tâm lý tâm lý bị khủng hoảngt, stress trầm trọng, cuộc sống dễ rơi vào bế tắc.
Nam nữ bị mắc bệnh xã hội còn hình thành lên rào cản giữa quan hệ vợ chồng, nảy sinh tâm lý nghi ngờ lẫn nhau. Từ đó, hôn nhân gia đình đứng trước nguy cơ cao bị đổ vỡ và rạn nứt.
Nguy cơ lây nhiễm bệnh cao trong cộng đồng
Đặc điểm của bệnh xã hội đó chính là nó có tốc độ lây nhiễm bệnh nhanh chóng trong cộng đồng. Đối với những người mắc phải bệnh xã hội do thiếu kiến thức, cộng với việc không chú ý sẽ dễ làm lây nhiễm cho người thân, bạn bè, người xung quanh, thậm chí là lây nhiễm ra cộng đồng.
Ảnh hưởng cho nữ giới trong quá trình mang thai
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu như không may bị mắc bệnh xã hội thì sẽ sẽ có nguy cơ bị động thai, sảy thai, sinh non, lau nhiễm bệnh cho thai nhi, thai chết lưu,… Hơn nữa, thai nhi bị mắc bệnh xã hội khi sinh ra sẽ phát triển không bình thường, sức khỏe bị ảnh hưởng thậm chí còn có thể bị dị tật bẩm sinh.
Người bệnh bị đe dọa trực tiếp đến tính mạng
Một số các bệnh xã hội như: giang mai, HIV/AIDS nếu như chuyển sang giai đoạn cuối thì vi khuẩn và virus gây bệnh sẽ thâm nhập sâu vào trong cơ thể gây suy giảm hệ miễn dịch. Bệnh biến chứng còn tác động nghiêm trọng đến hệ thần kinh, hệ tim mạch, xương khớp gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Khi này, người bệnh có thể bị tử vong đột quỵ bất cứ lúc nào.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh xã hội
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh xã hội có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại bệnh, tuy nhiên, một số biến chứng thường gặp của bệnh xã hội bao gồm:
- Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS):AIDS là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh HIV. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, HIV sẽ tấn công hệ miễn dịch của cơ thể và dẫn đến AIDS. Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể xảy ra, bao gồm nhiễm trùng nặng, ung thư và suy giảm chức năng cơ thể toàn diện.
- Biến chứng viêm phổi:Viêm phổi là một biến chứng tiềm năng của các bệnh xã hội như lao, viêm gan B, C và HIV nếu không được điều trị đúng lúc hoặc không hiệu quả. Triệu chứng viêm phổi có thể bao gồm khó thở, đau ngực và sốt.
- Biến chứng viêm khớp:Viêm khớp là một biến chứng có thể xảy ra do các bệnh xã hội như giang mai và bệnh lậu. Nếu không được điều trị đúng lúc hoặc không hiệu quả, viêm khớp có thể gây ra đau đớn và suy giảm chức năng cơ thể.
- Vô sinh:Một số bệnh xã hội như giang mai và bệnh lậu có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ giới. Điều trị đúng lúc và hiệu quả có thể giảm thiểu nguy cơ vô sinh.
- Nhiễm trùng máu:Nhiễm trùng máu là biến chứng nghiêm trọng của bệnh xã hội, có thể xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể và lây lan trong hệ tuần hoàn máu. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, nhiễm trùng máu có thể gây sốc và tử vong.
- Vấn đề sức khỏe tâm thần:Bệnh xã hội có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, gây ra trạng thái trầm cảm và lo âu. Điều này có thể do tác động của bệnh trực tiếp lên tâm thần hoặc do áp lực và lo lắng về sức khỏe.
- Lây lan bệnh trong cộng đồng:Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh xã hội có thể lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc chia sẻ dụng cụ tiêm. Điều này có thể làm lan truyền bệnh trong cộng đồng và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.
Vì vậy, việc ngăn ngừa bệnh xã hội là rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm. Cách ngăn ngừa bao gồm sử dụng bảo vệ trong quan hệ tình dục, tránh chia sẻ dụng cụ tiêm chích, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và điều trị bệnh đúng lúc và hiệu quả. Đồng thời, cần tăng cường nhận thức trong cộng đồng về bệnh xã hội và cách ngăn ngừa để giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Tác động của bệnh xã hội đến xã hội
- Suy giảm chất lượng cuộc sống: Bệnh xã hội thường gây ra sự ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của những người bị ảnh hưởng. Điều này có thể bao gồm suy giảm sức khỏe, giáo dục kém, thu nhập thấp, v.v. Ví dụ, trong trường hợp bệnh HIV/AIDS, người mắc bệnh thường phải đối mặt với sự phân biệt và suy giảm chất lượng cuộc sống do căn bệnh này gây ra.
- Tăng cường sự bất bình đẳng: Bệnh xã hội có thể tăng cường bất bình đẳng trong xã hội. Người mắc bệnh thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và các cơ hội khác, gây ra sự chênh lệch xã hội.
- Phân biệt và kỳ thị: Những người mắc bệnh xã hội thường gặp phải sự phân biệt và kỳ thị từ xã hội. Điều này có thể làm gia tăng cảm giác cô đơn và tạo ra các rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ cần thiết.
- Lây lan và dịch bệnh: Bệnh xã hội có thể dẫn đến sự lây lan và dịch bệnh trong cộng đồng. Điều này đặc biệt quan trọng trong các bệnh nhiễm trùng như HIV/AIDS hoặc COVID-19.
- Suy giảm nền kinh tế: Bệnh xã hội có thể gây ra sự suy giảm trong nền kinh tế do ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động của cộng đồng. Điều này có thể gây ra sự kém phát triển và gia tăng cảm giác không bình đẳng kinh tế.
- Thách thức hệ thống y tế: Bệnh xã hội đặt ra thách thức lớn cho hệ thống y tế. Tăng cường cung ứng dịch vụ y tế và quản lý bệnh trở nên phức tạp khi có sự gia tăng về số lượng người mắc bệnh.
- Tác động tâm lý: Bệnh xã hội có thể gây ra tác động tâm lý nghiêm trọng cho những người mắc bệnh và cả cho người thân của họ. Sự lo âu, trầm cảm và cảm giác bất an thường xuyên đi kèm với bệnh xã hội.
- Mất an toàn và bạo lực: Các người bị ảnh hưởng bởi bệnh xã hội có thể dễ dàng trở thành nạn nhân của bạo lực hoặc bất an, do họ thường gặp khó khăn trong việc bảo vệ và tự vệ.
- Mất cơ hội phát triển: Những người bị ảnh hưởng bởi bệnh xã hội thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận cơ hội phát triển cá nhân và nghề nghiệp.
Nhớ rằng, biến chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại bệnh và tình huống cụ thể.
Một số biện pháp phòng tránh bệnh xã hội
Bệnh xã hội sau khi đã được chữa khỏi nếu như không biết cách phòng tránh thì bệnh rất dễ tái phát lại. Để phòng tránh bệnh xã hội tái phát trở lại thì các bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau để bảo vệ sức khỏe cho bản thân:
- Sử dụng bảo vệ khi quan hệ tình dục:Sử dụng bảo vệ (bao cao su) khi có quan hệ tình dục giúp ngăn ngừa lây nhiễm các chất lây truyền như vi khuẩn và virus.
- Tránh quan hệ tình dục không an toàn:Tránh quan hệ tình dục không an toàn là cách đơn giản nhất để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh xã hội.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên:Điều kiện kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
- Sử dụng dụng cụ tình dục riêng:Sử dụng các dụng cụ tình dục riêng giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với các chất lây truyền.
- Hạn chế số lượng đối tác tình dục:Giới hạn số lượng đối tác tình dục có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh xã hội.
- Học cách quản lý tình dục:Tìm hiểu và áp dụng cách quản lý tình dục là cách hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh.
- Tiêm chủng:Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa nhiều loại bệnh, kể cả bệnh xã hội.
- Tránh tiếp xúc với các chất lây truyền:Tránh tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, sữa mẹ và các chất lây truyền khác giúp ngăn ngừa lây nhiễm.
- Nâng cao kiến thức về bệnh xã hội:Tìm hiểu về các bệnh xã hội, triệu chứng và cách phòng tránh giúp bạn tự bảo vệ mình và người khác.
- Tránh sử dụng ma túy và rượu bia:Ma túy và rượu bia có thể làm mất cảnh giác và dẫn đến việc không tuân thủ các biện pháp phòng tránh.
- Chăm sóc sức khỏe tổng thể:Duy trì lối sống lành mạnh và tốt là cách giảm nguy cơ mắc bệnh xã hội.
- Tránh tiếp xúc với người bệnh:Tránh tiếp xúc với người bệnh là biện pháp hiệu quả để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Tìm kiếm thông tin từ nguồn đáng tin cậy:Luôn tìm kiếm thông tin từ các nguồn chính phủ hoặc tổ chức y tế để có kiến thức đầy đủ và chính xác về bệnh xã hội và cách phòng tránh.
- Tạo môi trường sống lành mạnh:Sự hợp tác của xã hội, chính phủ và tổ chức y tế cũng cần thiết để tạo môi trường sống lành mạnh và an toàn.
Nhớ rằng việc phòng ngừa bệnh xã hội là trách nhiệm của mỗi người. Bằng việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng.
Trên đây là tổng hợp các bệnh xã hội, triệu chứng thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả. Để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh, cách tốt nhất là các bạn nên tự phòng tránh và đi khám bệnh định kỳ để bảo vệ sức khỏe. Nếu như các bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào khác có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline phòng khám 11 Thái Hà 0366.880.866 hoặc click vào khung chat để được trợ giúp nhanh chóng và miễn phí.