Rong kinh là gì? Nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe
Rong kinh là một chứng bệnh không hiếm gặp ở chị em phụ nữ, hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời cón thể gây ra rất nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng làm mẹ của chị em.
Rong kinh là gì?
Thường thì một chu kỳ kinh nguyệt sẽ nằm trong khoảng từ 28 đến 32 ngày, trong đó thời gian hành kinh sẽ là từ 3 – 5 ngày. Lượng máu kinh nguyệt mất đi sẽ dao động trong khoảng từ 60 – 80ml/chu kỳ.
Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, không có dạng máu đông, thường chứa các mảnh vụn của niêm mạc tử cung cùng một chút dịch tiết ở cổ tử cung. Lượng máu sẽ ra nhiều vào những ngày kinh đầu tiên, sau đó giảm đi vào những ngày cuối.
Đối với những trường hợp có chu kỳ kinh kéo dài hơn so với bình thường, số ngày có kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh mất đi nhiều hơn 80ml thì được coi là rong kinh.
Khi gặp phải hiện tượng rong kinh, chị em thường cảm thấy bất tiện, khó chịu khi thường xuyên phải thay băng vệ sinh. Hơn nữa, chị em còn gặp phải một số biểu hiện của bệnh như đau bụng dưới, khó thở, thở dốc, người mệt mỏi, ngất xỉu…
- Dịch vụ tư vấn phụ khoa với bác sĩ online miễn phí
- Chi phí khám phụ khoa 320k tại phòng khám 11 Thái Hà
Hiện tượng rong kinh được chia thành 2 loại:
Rong kinh cơ năng
Rong kinh thực thể
Nguyên nhân gây rong kinh ở nữ giới
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng rong kinh ở nữ giới như:
Do rối loạn nội tiết tố
Thường thì độ dày của nội mạc tử cung chịu sự ảnh hưởng của sự cân bằng giữa hai nội tiết tố nữ estrogen và progesterone đối với những chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Máu kinh sẽ được hình thành do việc bong tróc lớp niêm mạc tử cung mỗi tháng. Nếu hai nội tiết tố này mất cân bằng, lớp nội mạc tử cung sẽ phát triển nhiều hơn và máu kinh sẽ chảy nhiều hơn, từ đó dẫn đến hiện tượng rong kinh.
Do tâm lý căng thẳng
Những chị em nào thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, stress, mệt mỏi, hồi hộp… từ áp lực công việc, gia đình, thay đổi môi trường sống, chỗ làm việc cũng dễ gặp phải các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, trong đó có rong kinh.
Do rối loạn chức năng buồng trứng
Ở một số trường hợp do trứng không rụng đúng vào chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể không sản xuất hormone progesterone như bình thường khiến nội tiết tố trong cơ thể rối loạn, dễ dẫn đến rong kinh.
Do tác dụng phụ của thuốc
Một trong những nguyên nhân dẫn đến rong kinh có thể là do chị em sử dụng, lạm dụng một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc nội tiết tố, thuốc chống viêm, thuốc warfarin… khiến thuốc ít còn tác dụng và khiến máu kinh ra nhiều kéo dài trong kỳ kinh nguyệt.
Đặc biệt, nếu chị em lạm dụng thuốc tránh thai còn dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc như rong kinh, rong huyết, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt… Nghiêm trọng hơn, nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là hiện tượng có những khối u phát triển ở cổ tử cung, thường gặp ở những chị em trong độ tuổi 30 – 50 tuổi. Khối u này hầu hết là lành tính, nhưng khi nó phát triển lớn lại đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, thiên chức làm mẹ của chị em phụ nữ.
Khi khối u phát triển lớn thường gây ra các vấn đề kinh nguyệt như rong kinh kéo dài, chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt… Điều trị bệnh lý này có thể là kết hợp giữa thuốc, nếu bệnh ở mức độ nặng thì cần phẫu thuật.
Polyp tử cung
Đây là hiện tượng hình thành nên khối u ở tử cung, khối u này có xu hướng sa vào buồng tử cung và dính vào thành tử cung. Một số trường hợp không có biểu hiện nào nhưng một số khác lại gặp phải biểu hiện rong kinh cùng nhiều vấn đề khác.
Đặt vòng tránh thai
Đặt vòng tránh thai hay thực hiện các phương pháp tránh thai ngoại khoa khác là một biện pháp phòng tránh thai mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách nó lại gây ra nhiều vấn đề như rong kinh, kinh nguyệt đến chậm, rong huyết kéo dài.
Do tuổi tác
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rong kinh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của người phụ nữ. Thường thì những người gặp phải là những bạn gái trong độ tuổi dậy thì và những phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.
Ở hai độ tuổi này, hoạt động của buồng trứng cũng như nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi, dễ bị rối loạn, từ đó dễ gặp phải rong kinh, máu kinh chảy ra nhiều, rong kinh diễn ra dài ngày.
Do ung thư
Khi gặp phải hiện tượng chảy máu bất thường ở âm đạo, thời gian chảy máu kéo dài thì chị em chớ nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung. Đối tượng có nguy cơ cao gặp phải là người trong độ tuổi mãn kinh, có tiền sử mắc các bệnh về tử cung.
Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, hiện tượng rong kinh còn hình thành từ những nguyên nhân như: Hội chứng đa nang buồng trứng, chế độ sinh hoạt không hợp lý, biến chứng khi mang thai, nạo phá thai, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm phụ khoa…
Dấu hiệu rong kinh khi xuất hiện
Chị em có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh rong kinh qua những triệu chứng sau:
- Số ngày hành kinh khi có kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày.
- Lượng máu kinh nguyệt ra nhiều, chị em thường xuyên phải thay băng vệ sinh.
- Máu kinh có màu sắc lạ, có màu đỏ thẫm, thậm chí là màu đen kèm theo nhiều cục máu đông và có mùi hôi tanh khó chịu.
- Chị em khi bị rong kinh gặp phải một số triệu chứng như đau bụng kinh dữ dội, nhợt nhạt, mệt mỏi, chóng mặt, huyết áp tụt, thở dốc, ngất xỉu…
Rong kinh có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ phụ khoa, bệnh rong kinh nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây ra rất nhiều tác hại, hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống, sức khỏe, khả năng sinh sản của chị em, cụ thể:
Ảnh hưởng tới sinh hoạt
Hiện tượng rong kinh kéo dài khiến sinh hoạt, cuộc sống của chị em bị đảo lộn hoàn toàn. Chị em thường xuyên có cảm giác ẩm ướt, khó chịu mỗi khi đi lại, vận động khiến chất lượng công việc, sinh hoạt bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, nó còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống tình dục của chị em, chị em thường cảm thấy ngại ngần, lo lắng mỗi khi gần gũi với bạn tình. Điều này kéo dài sẽ khiến hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng, dễ bị rạn nứt.
Viêm nhiễm phụ khoa
Khi vùng kín thường xuyên trong trạng thái ẩm ướt, không khô thoáng. Đồng thời, máu kinh chảy ra liên tục sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại xâm nhập sâu vào vùng kín và gây ra nhiều bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung…
Thiếu máu
Đối với những chị em bị rong kinh trong thời gian dài còn có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng thiếu máu. Lúc này, chị em thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không còn sức sống, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, tụt huyết áp, khó thở, sức đề kháng kém, dễ mắc phải các bệnh lý khác…
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Hiện tượng rong kinh kéo dài còn khiến chị em khó nắm được thời điểm rụng trứng để quan hệ khi muốn có em bé. Chính vì lý do này mà có khá nhiều chị em bị vô sinh hiếm muộn do gặp phải hiện tượng rong kinh.
Cách chữa rong kinh hiệu quả
Tùy vào từng trường hợp sẽ có cách chữa rong kinh phù hợp, chị em cần đi thăm khám tại phòng khám chuyên khoa uy tín để biết rõ cách chữa phù hợp.
Điều trị nội khoa
Đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị nhằm giúp cân bằng lại nội tiết tố, từ đó giúp điều hòa kinh nguyệt, làm giảm tình trạng kinh nguyệt kéo dài.
Điều trị ngoại khoa
Còn đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nặng thì cần tiến hành điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa. Sau khi xác định chính xác, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị bằng phương pháp thích hợp.
Như vậy, trên đây đã chia sẻ chi tiết về Rong kinh là gì? Nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe. Nếu còn vấn đề gì, chị em có thể liên hệ tới số hotline phongkhamthaiha 0366 880 866 để được các chuyên gia giải đáp một cách cụ thể, chi tiết.